Bạn có một câu hỏi?

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào bạn có thể hỏi bên dưới hoặc nhập những gì bạn đang tìm kiếm!

Trương Mỹ Lan là ai? Chân dung nữ doanh nhân tiên phong

Trương Mỹ Lan là ai và làm thế nào bà có thể xây dựng một “đế chế” kinh doanh hùng mạnh, nhưng lại vướng vào vòng lao lý? Hãy cùng khám phá trong bài viết này.

Giới thiệu bà Trương Mỹ Lan là ai?

Giới thiệu bà Trương Mỹ Lan là ai?

Giới thiệu bà Trương Mỹ Lan là ai?

Trương Mỹ Lan tên thật là Trương Muội. Bà sinh ngày 13 tháng 10 năm 1956 tại Thành phố Hồ Chí Minh, là doanh nhân người Việt gốc Hoa nổi tiếng. Bà là sáng lập viên và hiện tại đang nắm giữ vị trí chủ tịch hội đồng quản trị của công ty Cổ phần Vạn Thịnh Phát (Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) – một trong những đơn vị kinh doanh nhà hàng, khách sạn và bất động sản lớn nhất Việt Nam.

Chồng của bà Trương Mỹ Lan là ông Eric Chu Nap Kee – được biết đến tư cách là thành viên hội động quản trị của VTP Holdings Group, ông đồng thời là doanh nhân nổi tiếng của làng bất động sản Hồng Kông. 

Họ có với nhau một người con chung là Chu Duyệt Phấn ( Elizabeth Chu) sinh năm 1994. Năm 2016, cô trở thành tân chủ tịch ZS Hospitality Group – một trong những công ty con thuộc chuỗi hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát khi mới 22 tuổi. 

Bà Mỹ Lan có hai cháu ruột là Trương Lập Hưng và Trương Huệ Vân. Ông Trương Lập Hưng sinh năm 1986 là đại diện pháp luật của nhiều công ty tiêu biểu như CTCP Tập đoàn Horizon; CTCP INN SaiGon; CTCP Value Tech…Trong khi Trương Huệ Vân được biết đến với tư cách là vợ của chàng nghệ sĩ đa tài Thanh Bùi. 

Tuy sở hữu gia thế khủng và nắm giữ nhiều vị trí trọng yếu tại các dự án vàng đến cả doanh nghiệp thuộc hàng bậc nhất tại Việt Nam, thế nhưng đời tư của Gia tộc nữ Đại gia họ Trương vẫn là một dấu chấm hỏi lớn với truyền thông. 

Phần lớn những thông tin mà báo chí biết về nữ đại gia này là thương vụ thâu tóm hàng loạt của Vạn Thịnh Phát đến những hoạt động xã hội nổi bật của nữ chủ tịch VTP holdings.

Trương Mỹ Lan và những ồn ào pháp lý liên quan 

Sau nhiều năm phát triển, bà Trương Mỹ Lan đã thành lập “hệ sinh thái” Vạn Thịnh Phát, bao gồm các công ty như CTCP Vạn Thịnh Phát, CTCP Đầu tư An Đông, CTCP Đầu tư Time Square, và Công ty Tập đoàn Sài Gòn Penisula, chủ yếu tập trung vào lĩnh vực đầu tư bất động sản. 

Từ khi thành lập vào năm 2007, các công ty này đã có mối liên hệ chặt chẽ với nhóm cổ đông của Ngân hàng Sài Gòn (SCB) và đăng ký vốn điều lệ ấn tượng, mỗi công ty đều có vốn ít nhất 10.000 tỷ đồng.

Trong số các dự án lớn của Vạn Thịnh Phát, có Khách sạn Thương mại An Đông – Windsor Plaza Hotel và Cao ốc căn hộ cao cấp Sherwood Residence. Trong năm 2022, Vạn Thịnh Phát trở thành tâm điểm trên báo chí khi liên quan đến hai công ty trúng đấu giá đất tại Thủ Thiêm, CTCP Sheen Mega và CTCP Dream Republic, với giá trị đấu giá lần lượt là 4.000 tỷ đồng và 3.820 tỷ đồng, nhưng cả hai sau đó đã bỏ cọc.

Các định chế tài chính nổi bật trong hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát bao gồm Ngân hàng SCB, Công ty chứng khoán Tân Việt, và CTCP Đầu tư tài chính Việt Vĩnh Phú, trong đó Ngân hàng SCB là nơi cung cấp vốn chính cho các doanh nghiệp thuộc hệ thống này.

Ồn ào pháp lý liên quan đến Trương Mỹ Lan

Trương Mỹ Lan và những ồn ào pháp lý liên quan 

Bà Trương Mỹ Lan sở hữu 80-90% cổ phần của Ngân hàng SCB thông qua người đứng tên giùm, và có vai trò quyết định tại ngân hàng này, với quy mô tài sản vượt quá nửa triệu tỷ đồng. Bà Lan và các công ty trong hệ sinh thái của mình đã thực hiện việc rút tiền từ SCB thông qua nhiều dự án và tài sản bất động sản, nhà hàng, khách sạn có giá trị được nâng khống mà pháp lý chưa đầy đủ.

Ngoài ra, bà Trương Mỹ Lan còn thiết lập một mạng lưới các công ty vỏ bọc tại các quốc gia, vùng lãnh thổ được coi là “thiên đường thuế”.

Theo kết luận của CQĐT Bộ Công an, Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đã phát triển hệ sinh thái của mình với hơn 1.000 doanh nghiệp bao gồm các công ty con, thành viên, trong và ngoài nước, thu hút hàng trăm cá nhân làm đại diện pháp lý hoặc có mối quan hệ họ hàng với các cán bộ, công nhân viên của tập đoàn.

Trong suốt một thập kỷ vừa qua, Tập đoàn Vạn Thịnh Phát được biết đến như một trong những tập đoàn hàng đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực đầu tư và kinh doanh bất động sản. Với năng lực tài chính mạnh mẽ, tập đoàn thường xuyên tham gia vào các dự án quy mô lớn và các thương vụ mua bán nổi bật, tuy nhiên, vẫn giữ một phong cách kinh doanh khá riêng tư.

Bà Trương Mỹ Lan, nhà sáng lập tập đoàn, cũng từng được nhắc tới không ít trong các scandal liên quan. Ví dụ, trong năm 2014, bà đã được nhắc tới trong phiên tòa xét xử ông Dương Tự Trọng, với liên quan đến một lãnh đạo cấp cao của Bộ Công an. 

Đến năm 2016, bà Lan lại tiếp tục được báo chí đề cập do liên quan đến “Hồ sơ Panama”, một trong những vụ rò rỉ tài liệu lớn nhất lịch sử, tiết lộ cách thức những người giàu có và quyền lực chuyển tiền ra nước ngoài từ năm 1977 đến cuối 2015.

Năm 2017, tên của bà Lan lại xuất hiện trên các mặt báo liên quan đến việc bà và 9 thành viên khác trong gia đình nộp hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam, mặc dù sau đó đã rút lại và giữ quốc tịch. Bà cũng từng là bị đơn trong vụ kiện đòi nợ của một Việt kiều từ Hong Kong.

Trong năm 2022, Chính phủ đã chỉ ra sai phạm của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát trong quản lý các dự án chuyển đổi nhà, đất tại TP.HCM. Vào tháng 10 năm 2022, bà Trương Mỹ Lan đã bị Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an bắt tạm giam để điều tra về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản cùng các tội tham ô tài sản, đưa hối lộ, và vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.

Trương Mỹ Lan và những ồn ào pháp lý liên quan 

Trương Mỹ Lan và những ồn ào pháp lý liên quan 

Trong số 85 bị cáo khác, có 45 cựu lãnh đạo và cán bộ của Ngân hàng SCB, 15 cựu cán bộ Ngân hàng Nhà nước, 3 cựu cán bộ Thanh tra Chính phủ, và một cựu cán bộ Kiểm toán Nhà nước, với 5 trong số này đang bị truy nã. Trong số 86 bị cáo, có 13 người đối mặt với mức án nghiêm khắc từ 20 năm tù giam đến tử hình.

Mặc dù không giữ chức vụ chính thức trong Ngân hàng SCB, nhưng bà Lan, thông qua việc sở hữu 91,5% cổ phần ngân hàng, đã chi phối hoàn toàn các hoạt động của SCB. Bà cũng sử dụng nhiều thủ đoạn để chiếm đoạt và quản lý tiền của SCB, gây thiệt hại lên đến gần 498.000 tỷ đồng. 

Các hành vi gian dối trong phát hành và mua bán trái phiếu trong các năm 2018-2019 cũng được phát hiện, thể hiện sự vi phạm nghiêm trọng của pháp luật, gây thiệt hại lớn cho người dân.

Câu chuyện cuộc đời của Trương Mỹ Lan là một minh chứng cho sự nỗ lực phi thường và khả năng lãnh đạo xuất chúng. Tuy nhiên, nó cũng là lời cảnh tỉnh về những cạm bẫy của lòng tham và sự bất chấp pháp luật.

Nguồn: Sưu tầm.